Tuân thủ pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Vậy Tuân thủ pháp luật là gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật? Cùng phapluat.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Vậy Tuân thủ pháp luật là gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật? Cùng phapluat.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này như: không nhận hối lộ, không sử dụng các chất ma túy, không thực hiện các hành vi lừa đảo;...

Ví dụ: Pháp luật cấm các hành vi trồng cây cần sa, cây thuốc phiện,... thì tuân thủ pháp luật là hành vi công dân tuân thủ theo và không trồng các loại cây này.

Đặc điểm:

  • Về bản chất thì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động. Ví dụ: pháp luật Việt Nam cấm hành vi mua, bán dâm thì các chủ thể không thực hiện hành vi mua, bán dâm được xem là đang tuân thủ pháp luật.
  • Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán là quy phạm của chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Đây là hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Ảnh Tuân thủ pháp luật áp dụng bắt buộc cho mọi chủ thể

Làm thế nào để nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật

Việc nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật phải phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Sự chất lượng của hệ thống pháp luật
  • Ý thức kiểm soát hành vi của người dân
  • Chế tài răn đe, xử phạt đủ mạnh
  • Tính hợp lý, chính quy của quá trình tổ chức.
  • Yếu tố về vật chất và tinh thần. Đối với những người nghèo, đói khổ, hay trong tình trạng thiên tai, lũ lụt thường khó để nghiêm chỉnh tuân thủ được pháp luật.

Để cải thiện chất lượng tuân thủ pháp luật từ phía người dân, cần thực hiện một số giải pháp sau:

  • Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường để pháp luật đi vào cuộc sống người dân. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về khoa học pháp lý. Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật đi kèm với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
  • Các cơ quan thực thi tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật một cách nghiêm túc và triệt để, nhằm nâng cao tính hiệu quả của văn bản pháp luật.
  • Tăng cường nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân thông qua việc chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.
  • Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân, thông qua việc tiến hành công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân một cách thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về pháp luật. Tiếp tục truy cập vào phapluat.org để có thêm nhiều kiến thức về pháp luật hơn nữa bạn nhé!