Sử dụng pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Vậy Sử dụng pháp luật là gì? Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật? Cùng phapluat.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Vậy Sử dụng pháp luật là gì? Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật? Cùng phapluat.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sử dụng pháp luật là gì?

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này.

Đặc điểm:

  • Đối tượng sử dụng pháp luật là mọi chủ thể của quan hệ pháp luật, chứ không riêng gì một cá nhân hay bất cứ tổ chức nào.
  • Hình thức thực hiện sử dụng pháp luật là những quy phạm trao quyền. Trong đó, pháp luật quy định về những quyền hạn của mỗi chủ thể.
  • Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc.

Ví dụ:

Ông A có thỏa thuận bán mảnh đất 200m2 cho bà B. Hai người đã làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và có thỏa thuận bà B sẽ chuyển hết 500 triệu tiền đất còn lại cho ông A sau khi đã hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, khi mảnh đất đã được sang tên bà B lại không trả số tiền 500 triệu như trên thỏa thuận.

  • Trường hợp ông A không sử dụng pháp luật: Ông A tiếp tục nhắc nhở bà B cần phải trả số tiền còn lại như đã thỏa thuận và bà B đồng ý.
  • Trường hợp ông A sử dụng pháp luật: Ông A kiện bà B khi lợi ích của bản thân bị xâm phạm.

Phân biệt sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Ảnh sự khác nhau của sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Về chủ thể thực hiện

Sử dụng pháp luật: Tất cả các chủ thể được pháp luật cho phép

Áp dụng pháp luật: Phải có thêm sự tham gia của các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền

  • Trường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên tự phát sinh, có sự thay đổi hay chấm dứt.
  • Trường hợp có xảy ra các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên có tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết được.

Về trường hợp thực hiện

Sử dụng pháp luật: Khi thuộc vào các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

Áp dụng pháp luật, bao gồm các trường hợp:

  • Trường hợp cần áp dụng các chế tài pháp luật cho chủ thể vi phạm pháp luật.
  • Trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho các trường hợp khác
  • Trường hợp cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong một số quan hệ pháp luật theo quy định.
  • Trường hợp cần xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số sự kiện thực tế theo quy định pháp luật.

Về hình thức thể hiện

Sử dụng pháp luật: Những quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể

Áp dụng pháp luật: Tất cả các quy phạm pháp luật thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước trao quyền.

Về tính bắt buộc thực thi

Sử dụng pháp luật: Có thực hiện hoặc không thực hiện

Áp dụng pháp luật: bắt buộc phải thực hiện

Trên là tổng hợp các thông tin liên quan về sử dụng pháp luật mà phapluat.org gửi đến bạn đọc. Tiếp tục truy cập phapluat.org để có thêm nhiều thông tin pháp luật khác nhé!