Áp dụng pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Vậy Áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật. Và Phân tích một số sai sót trong áp dụng pháp luật hành chính. Cùng phapluat.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Áp dụng pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật. Vậy Áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật. Và Phân tích một số sai sót trong áp dụng pháp luật hành chính. Cùng phapluat.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Áp dụng pháp luật là gì?
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Ảnh tìm hiểu áp dụng pháp luật là gì?
Đặc điểm:
- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước;
- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể;
- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đúng nguyên tắc, phù hợp sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc được chính xác và ngược lại, nếu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật sai nguyên tắc thì sẽ dẫn đến sai sót, làm ảnh hưởng đến đối tượng bị áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Dưới đây là 5 nguyên tắc áp dụng pháp luật:
- Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn văn bản tại thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.
- Thứ hai, áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Thứ ba, áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
- Thứ tư, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực.
- Thứ năm, áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, trừ Hiến pháp.
Ảnh có 5 nguyên tắc áp dụng pháp luật
Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
TH1: Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Ví dụ: cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận quan hệ vợ, chồng đối với anh A và chị B; cơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng công dân E…
TH2: Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được. Ví dụ: tranh chấp về tài sản được thừa kế, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất đai...
TH3: Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Ví dụ: toà án tuyên phạt tù đối với người phạm tội, cảnh sát giao thông xử phạt tiền đối với người vi phạm pháp luật giao thông..
TH4: Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác. Ví dụ: cưỡng chế cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm; cưỡng chế trưng thu tài sản; cưỡng chế giải phóng mặt bằng...
TH5: Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định.
TH6: Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: cơ quan có thẩm quyền công nhận một người nào đó đã chết hoặc mất tích.
Phân tích một số sai sót trong áp dụng pháp luật hành chính
Để có thể có được bản án hành chính đúng pháp luật, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án thì quá trình áp dụng pháp luật nội dung vào giải quyết vụ án hành chính cần tuân thủ triệt để và chính xác theo các bước sau:
- Phân tích, đánh giá các tình tiết, các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, chính xác và trong mối liên hệ mật thiết với nhau;
- Lựa chọn quy phạm pháp luật nội dung phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng;
- Ban hành bản án, quyết định hành chính.
Theo đó, sẽ dẫn đến sự sai sót có thể xảy ra tại các bước trên:
- Sai sót liên quan đến việc phân tích, đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án
- Sai sót của bản án hành chính liên quan đến việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và việc phân tích nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật cần áp dụng
- Sai sót liên quan đến việc ban hành phần quyết định của bản án hành chính
Trên là tổng hợp các thông tin liên quan về áp dụng pháp luật mà phapluat.org gửi đến bạn đọc. Tiếp tục truy cập phapluat.org để có thêm nhiều thông tin pháp luật khác nhé!