Tư vấn pháp luật là gì? Các hình thức tư vấn pháp luật thường gặp? Điều kiện để hành nghề tư vấn pháp luật? Và những điều luật sư cần lưu ý khi tư vấn pháp luật? Cùng phapluat.org tìm hiểu nhé!

Tư vấn pháp luật và những điều cần lưu ý

Tư vấn pháp luật là gì? Các hình thức tư vấn pháp luật thường gặp? Điều kiện để hành nghề tư vấn pháp luật? Và những điều luật sư cần lưu ý khi tư vấn pháp luật? Cùng phapluat.org tìm hiểu nhé!

Tư vấn pháp luật là gì?

Tư vấn pháp luật nhằm giúp khách hàng thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thông qua:

  • Giải đáp những thắc mắc về khía cạnh pháp luật,
  • Hướng dẫn khách hàng sử dụng đúng pháp luật, 
  • Cung cấp các dịch vụ pháp lý. 

Ngoài ra, tư vấn pháp luật còn được hiểu theo các góc nhìn như:

  • Về mặt chức năng thì Tư vấn pháp luật dưới mọi hình thức mang lại sự giúp đỡ về mặt phương pháp, nội dung, quá trình hoặc cơ cấu của nhiệm vụ.
  • Theo từ điển luật học thì Tư vấn pháp luật là việc người có chuyên môn về pháp luật được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định một vấn đề công việc có liên quan đến pháp luật. 
  • Theo Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật của Học viện Tư pháp thì Tư vấn pháp luật là việc giải đáp thắc mắc, hướng dẫn ứng xử theo quy định.

Ảnh hiểu rõ tư vấn pháp luật là gì

Tóm lại, Tư vấn pháp luật - là một trong những hình thức trợ giúp pháp lý - là một hoạt động dịch vụ nghề nghiệp, người có trình độ hiểu biết chuyên môn về pháp luật sẽ cung cấp ý kiến liên quan đến pháp luật hoặc thực hiện các công việc chuyên môn khác ngoài tố tụng theo yêu cầu của khách hàng. 

Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật

Để thực hiện được hoạt động tư vấn pháp luật người tư vấn cần phải có những kỹ năng nhất định và đáp ứng điều kiện hành nghề, cụ thể như sau:

Điều kiện hành nghề đối với Luật Sư

Tiêu chuẩn là công dân Việt Nam một lòng với Tổ quốc,

Tuân thủ tốt quy định pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, 

Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo rèn luyện nghề luật sư, 

Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. 

Yếu tố quan trọng để hành nghề phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một nhóm luật sư.

Điều kiện hành nghề đối với Tư vấn viên pháp luật

Tư vấn viên pháp luật là người làm tại trung tâm tư vấn pháp luật và phải đầy đủ những yếu tố điều kiện sau: 

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, 
  • Có đạo đức nghề nghiệp, không phải là người bị dính vào việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Có bằng học luật; có thời gian công tác, hiểu biết pháp luật từ ba năm trở lên.

Các hình thức tư vấn pháp luật?

Hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói

Tư vấn pháp luật bằng lời nói thường được áp dụng với các vụ việc có tính chất đơn giản. Khách hàng gặp gỡ người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và nhờ người tư vấn pháp luật giúp họ tìm giải pháp của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm:

  • Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm mà khách hàng yêu cầu.
  • Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.
  • Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.
  • Tư vấn trực tuyến.

Ảnh tư vấn pháp luật qua điện thoại

Yêu cầu trong tư vấn pháp luật bằng lời nói:

  • Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật, đầy đủ nội dung, khách quan, không tùy tiện suy diễn, có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và có chất lượng.
  • Yêu cầu về cách nói: Ngôn ngữ ngắn gọn, chuẩn xác, dễ hiểu; trình bày, rõ ràng, logic, có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng nhất; Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn.

Hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản

Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến những vấn đề mà khách hàng cần tư vấn.Việc tư vấn bằng văn bản thông thường được tiến hành khi:

  • Khách hàng ở xa, không trực tiếp đến gặp người tư vấn và không muốn tư vấn qua điện thoại.
  • Khách hàng muốn khẳng định độ tin cậy của giải pháp thông qua việc đề ra các câu hỏi để người tư vấn trả lời bằng văn bản.
  • Kết quả tư vấn bằng văn bản có thể được khách hàng sử dụng để phục vụ cho mục đích khác của họ.
  • Những vụ, việc phức tạp mà nếu người tư vấn tư vấn bằng lời nói thì khách hàng không nắm bắt hết được.

Hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản có thể được thực hiện theo hai hình thức:

  • Khách hàng viết đơn, thư, chuyển fax
  • Khách hàng trực tiếp đến gặp người tư vấn và đề nghị tư vấn bằng văn bản.

Yêu cầu khi tư vấn bằng văn bản:

  • Nghiên cứu kỹ yêu cầu của khách hàng, trao đổi với khách hàng về yêu cầu của họ để khẳng định trong một số trường hợp cần thiết.
  • Tra cứu các tài liệu văn bản pháp luật có liên quan để phục vụ cho việc tư vấn, soạn văn bản trả lời cho khách hàng.
  • Khi viết văn bản tư vấn cần phải có tính logic, xúc tích, chính xác ngôn ngữ thích hợp, lịch sự và trả lời đúng hẹn với khách hàng.

Những điều luật sư cần lưu ý khi thực hiện tư vấn pháp luật

Ảnh các lưu ý khi tư vấn pháp luật

Về giao tiếp 

Cần chú ý đến các kỹ năng tiếp, nghe người yêu cầu tư vấn pháp lý trình bày để hiểu rõ hơn tình tiết vụ việc từ đó đánh giá chính xác hơn yêu cầu của người được tư vấn.

Khi gặp gỡ, giao tiếp người được tư vấn pháp luật, người thực hiện tư vấn cần: 

  • Quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ; 
  • Tôn trọng, không phán xét, thể hiện thái độ đúng mực; 
  • Nhiệt tình, chân thành, cởi mở để tạo lòng tin cho họ; 
  • Cảm thông đến yêu cầu của người được tư vấn
  • Tư vấn theo ngôn ngữ của người cần tư vấn để giúp họ dễ dàng tiếp thu hơn.
  • Dùng lời nói, thái độ, cử chỉ để kiểm tra hoặc khẳng định lại những thông tin họ cung cấp; 
  • Tóm lược lại các nội dung mang tính bản chất của vụ việc một cách chính xác. 
  • Khẳng định lại với họ về yêu cầu tư vấn và thống nhất quan điểm với họ về những nội dung cần tư vấn.

Tra cứu tài liệu tham khảo

Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật trong quá trình tư vấn là điều kiện bắt buộc, vì: 

  • Để khẳng định với người được tư vấn pháp luật rằng người thực hiện tư vấn đang thực hiện tư vấn theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan, duy ý chí của mình; 
  • Việc tra cứu tài liệu pháp luật có liên quan đến vụ việc tư vấn sẽ giúp người thực hiện tư vấn kiểm tra tính chính xác những tư duy và khẳng định chính thức những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật.
  • Trường hợp vụ việc tư vấn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà người người thực hiện tư vấn chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hoặc chuyển đồng nghiệp khác am hiểu sâu về lĩnh vực pháp luật đó để tư vấn, tránh tình trạng tư vấn khi chưa nắm vững pháp luật và đưa ra những lời khuyên không chính xác, không đúng pháp luật, gây hậu quả cho xấu cho đối tượng.

Xem xét, xác minh vụ việc 

Xem xét, xác minh vụ việc là việc rất quan trọng, đặc biệt đối với những vụ việc phức tạp, chưa có đủ cơ sở pháp lý (chưa cung cấp đủ các tài liệu cần thiết). Người tư vấn cần phải tiến hành điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan chức năng và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, tránh đưa ra những kết luận phiến diện, chủ quan.

Người thực hiện tư vấn cần khéo léo đề nghị các cơ quan hữu quan cung cấp những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực.

Soạn văn bản trả lời cho người được tư vấn

Văn bản tư vấn cho người được tư vấn pháp luật phải được ghi rõ địa điểm, thời gian; họ, tên, địa chỉ đối tượng nhận văn bản. Văn bản tư vấn cần có cơ cấu như sau: 

  • Lý do để người thực hiện tư vấn pháp luật trả lời, hướng dẫn người được tư vấn pháp luật; 
  • Nêu rõ yêu cầu tư vấn của người được tư vấn, đưa ra các căn cứ pháp luật để trả lời trực tiếp các yêu cầu mà người được tư vấn nêu ra. 
  • Văn bản trả lời người được tư phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và được người thực hiện tư vấn pháp luật ký.

Lưu ý, khi thực hiện tư vấn bằng văn bản thông thường hai bên (người tư vấn và người được tư vấn) phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau.