Mời bạn cùng phapluat.org tìm hiểu Luật sư là gì? Đặc điểm của nghề luật sư? Làm thế nào để trở thành luật sư? Cũng như tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của nghề luật sư trong bài viết dưới đây nhé!

Luật sư là gì? Làm thế nào để trở thành luật sư

Tìm hiểu xem luật sư là gì?

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo uỷ quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và nhà nước trước cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 2 của Luật Luật sư, "Luật sư" là người có đủ tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).

Và theo Điều 3 Luật Luật sư 2006, Điều 4 Luật Luật sư 2006 có quy định về Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm:

- Tham gia tố tụng;

- Tư vấn pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng;

- Các dịch vụ pháp lý khác.

quy định về hoạt động nghề nghiệp của luật sư

Ảnh quy định về hoạt động nghề nghiệp của luật sư

Luật sư  cố vấn là gì?

Luật sư cố vấn là những người chuyên tư vấn, tìm kiếm những mặt hạn chế trong một lĩnh vực hay hoạt động pháp luật nào đó nhằm đưa ra những biện pháp, định hướng giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

Luật sư biện hộ là gì?

Luật sư biện hộ sẽ thực hiện việc bào chữa, bênh vực khách hàng, thân chủ của mình bằng cách dùng lời nói, lý lẽ hay các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

Đặc điểm của nghề luật sư

Luật sư là một trong những nghề danh giá, có sự đòi hỏi cao về tố chất của người làm nghề. Dưới đây là các đặc điểm cơ bản của nghề luật sư:

  • Luật sư có trách nhiệm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; 
  • Luật sư là nghề tự do; 
  • Luật sư là nghề cao quý; 
  • Nghề luật sư mang tính độc lập; 
  • Luật sư là người có đủ các điều kiện về năng lực chủ thể, kiến thức pháp lý, kỹ năng hành nghề được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; 
  • Khi thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình, Luật sư phải tôn trọng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp; 
  • Luật sư là chức danh bất khả kiêm nhiệm; 
  • Luật sư độc lập, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề.

Làm thế nào để trở thành luật sư?

Để trở thành luật sư bạn cần đạt được những điều kiện và tuân thủ các nguyên tắc hành nghề luật sư, cụ thể:

 

làm thế nào để trở thành luật sư

Ảnh làm thế nào để trở thành luật sư

Điều kiện để hành nghề luật sư

Điều kiện đầu tiên là bạn phải đạt Tiêu chuẩn để trở thành luật sư theo điều 10 Luật Luật sư 2006 như sau:

  • Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng cử nhân luật;
  • Đã được đào tạo nghề luật sư;
  • Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
  • Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.

Điều kiện thứ hai là phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư theo Điều 11 Luật Luật sư 2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007.

Nguyên tắc hành nghề luật sư

Nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 (Được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
  • Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
  • Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Quy trình các bước trở thành luật sư

Bước 1: Tốt nghiệp cử nhân luật (trong vòng 4 năm theo bậc đại học chính quy)

Bước 2: Học khóa học đào tạo nghề Luật sư (trong vòng 12 tháng)

Bước 3: Tập sự hành nghề Luật sư (trong vòng 12 tháng)

Bước 4: Kiểm tra tập sự hành nghề Luật sư (do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức) và có giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư.

Bước 5: Xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư (do Bộ Tư pháp ban hành)

Bước 6: Gia nhập Đoàn Luật sư

Vai trò và ý nghĩa của nghề luật sư

Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, có vai trò quan trọng nhất là trợ giúp pháp lý, thể hiện thông qua các hoạt động sau:

Trong lĩnh vực tham gia tố tụng

Luật sư tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là:

  • Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khác của đương sự trong các vụ việc dân sự, hành chính; 
  • Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan trong vụ án hình sự; 
  • Người bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,…
Luật sư với vai trò bào chữa cho bị cáo

Ảnh Luật sư với vai trò bào chữa cho bị cáo

Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng

Luật sư sẽ cùng khách hàng hoặc thay mặt khách hàng làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. 

Các lĩnh vực mà luật sư thường tham gia đại diện ngoài tố tụng như: hành chính, lao động, khiếu nại…

Tư vấn pháp luật

Luật sư tham gia tư vấn pháp luật cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: 

  • Tư vấn các hợp đồng pháp lý, 
  • Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác,…thông qua hoạt động hướng dẫn, giải đáp
  • Đưa ra các ý kiến và hướng giải quyết
  • Cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc; 
  • Giúp soạn thảo đơn từ…

Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác

Các dịch vụ pháp lý khác bao gồm:

  • Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; 
  • Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; 
  • Dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Và các vai trò khác

Ngoài việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật, Luật sư còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động sau:

  • Tuyên truyền pháp luật và hoạt động hợp tác xây dựng pháp luật.
  • Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân.
  • Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với các dự án luật và văn bản dưới luật trong quá trình soạn thảo. 
  • Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt động giám sát chấp hành pháp luật của các Đoàn công tác của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố,...

Trên là tổng hợp các thông tin liên quan về nghề luật sư mà phapluat.org gửi đến bạn đọc. Tiếp tục truy cập phapluat.org để có thêm nhiều thông tin pháp luật khác nhé!