Lựa chọn một ngành học phù hợp với bản thân đã là một lựa chọn cần có sự cân nhắc, thì việc lựa chọn trường đào tạo cho ngành học đó cũng cần được cân nhắc nhiều hơn. Vậy với ngành Luật thì nên lựa chọn trường đại học như thế nào cho phù hợp? Cùng điểm qua danh sách các trường đại học Luật ở Việt Nam cùng với phapluat.org nhé!

Danh sách các trường đại học Luật nổi tiếng ở Việt Nam

Lựa chọn trường Đại học Luật như thế nào cho phù hợp

Giới thiệu chung về trường Đại học Luật

Trường đại học luật nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực pháp luật. Việc chọn một trường đại học luật đúng đắn có thể góp phần quyết định đến thành công trong sự nghiệp pháp lý của mỗi người và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hiện nay, các trường đại học luật tại nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, nâng cao chất lượng đào tạo cũng như môi trường giảng dạy sau nhiều cải tiến.

Yếu tố cần xem xét để đưa ra lựa chọn học trường đại học luật nào

Việc chọn một trường đại học luật phù hợp mang lại nhiều lợi ích. Vì vậy khi lựa chọn trường đại học luật phù hợp, có một số yếu tố cần xem xét như.

  • Mức độ uy tín và chất lượng của trường, bao gồm: chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất. Điều này giúp cho bạn tiếp cận với kiến thức và kỹ năng pháp luật chất lượng, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển và thành công trong sự nghiệp pháp lý tương lai.
  • Xem xét - đánh giá cơ hội nghề nghiệp và mạng lưới quan hệ mà trường cung cấp. Điều này giúp cho bạn có cơ hội tạo dựng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Cân nhắc sở thích và xác định mục tiêu cá nhân, bao gồm cả ngành học và môi trường học tập. Điều này sẽ khích lệ tinh thần cho bạn trong suốt quá trình học nhiều năm liền.
các yếu tố cần xem xét để chọn trường đại học luật

Ảnh các yếu tố cần xem xét để chọn trường đại học luật

Cách lựa chọn trường đại học luật phù hợp

Để lựa chọn trường đại học luật phù hợp, bạn cần:

  • Tham khảo thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như trang web của các trường, tư vấn từ giáo viên hoặc người đã từng học tại các trường đó.
  • Đến tham quan trường và tham gia các buổi tư vấn, ngày hội tuyển sinh cũng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về trường và môi trường học tập.
  • Đánh giá tình hình tài chính cá nhân, lựa chọn trường có học phí phù hợp với khả năng tài chính.

Danh sách các trường đại học Luật ở Việt Nam

Top 7 trường đào tạo ngành luật nổi tiếng ở Việt Nam từ Bắc vào Nam

Trường Đại học Luật Hà Nội

Đại học Luật Hà Nội là một trường đại học công lập ở Việt Nam được thành lập vào năm 1979. Đến nay, trường đã trở thành ngôi trường có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam.

Trường đào tạo đầy đủ các cấp học từ cử nhân, đến thạc sĩ và tiến sĩ với nhiều hình thức đào tạo khác nhau như: đại học chính quy, liên thông chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng hai chính quy.

Các chuyên ngành đào tạo gồm có: Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế, Luật học và Ngôn ngữ Anh (Anh văn Pháp lý).

Trường đại học luật Hà Nội

Ảnh Trường đại học luật Hà Nội

Trường Đại học Luật - Đại học Huế

Là trường đại học công lập ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên - Trường Đại học Luật - Đại học Huế chuyên đào tạo chuyên ngành Luật trình độ đại học và sau đại học.

Hiện nay, trường đào tạo 2 ngành Luật học và Luật Kinh Tế ở chương trình đại học. Ngoài ra, còn có 1 chương trình thạc sĩ và 1 chương trình tiến sĩ.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Luật TP.HCM là ngôi trường trọng điểm thứ hai về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước. Trường đào tạo đủ 3 cấp độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Hiện nay, trường có 7 chuyên ngành đào tạo Luật thương mại, Luật dân sự, Luật quốc tế, Luật hình sự, Luật hành chính, Quản trị – Luật và Anh văn pháp lý.

Bên cạnh đó, Đại học Luật TP.HCM có quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 40 trường đại học trên thế giới nâng cao khả năng hội nhập quốc tế và phát triển các chương trình giảng dạy.

Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh

Ảnh Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TP. HCM

Đại học Kinh tế Luật là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, được thành lập vào năm 2000 trên cơ sở khoa Kinh tế.

Hiện nay trường có 8 khoa trong đó có 2 khoa luật: Luật kinh tế và Luật.

  • Khoa Luật kinh tế đào tạo 2 chuyên ngành Luật kinh doanh và Luật thương mại quốc tế.
  • Khoa Luật đào tạo chuyên ngành Luật dân sự, Luật tài chính – ngân hàng – chứng khoán.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Luật là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và là một trong 3 cơ sở chuyên đào tạo luật lớn nhất cả nước. Khoa chuyên đào tạo đội ngũ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên về luật.

Khoa Luật - Trường Đại học Vinh

Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959. Hiện nay, khoa luật của trường Đại học Vinh đào tạo:

  • Trình độ cử nhân: Luật học và Luật kinh tế. Sinh viên được trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và thái độ đảm bảo có khả năng công tác ngay sau khi tốt nghiệp hoặc nền tảng vững chắc để học cao hơn.
  • Trình độ thạc sĩ: đào tạo chuyên ngành Lý luận, Lịch sử nhà nước và pháp luật.

Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Khoa Luật Đại học Cần Thơ được thành lập vào năm 2000 với ngành đào tạo: Luật học, Luật thương Mại, Luật tư pháp và Luật hành chính. Hàng năm khoa tuyển sinh khoảng 300 sinh viên luật chính quy tại trường, khoảng 900 sinh viên hệ vừa làm vừa học tại các đơn vị liên kết và 50 học viên cao học. Ngoài ra, khoa có mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều trường ở các nước như Hà Lan, Pháp, Anh, Campuchia, Nhật Bản, Canada, Mỹ...

Danh sách các trường đào tạo ngành luật tại miền Bắc

Đại học luật Hà Nội với các ngành luật như: Luật kinh tế, luật học, luật thương mại quốc tế.

Đại học Nội Vụ Hà Nội: Luật học.

Đại học Công Đoàn: Luật học.

Đại học Văn Hóa Hà Nội: Luật học, luật kinh tế.

Đại học Mở Hà Nội: Luật học, luật quốc tế.

Đại học Kiểm Sát Hà Nội: Luật học.

Đại học Quốc Gia Hà Nội: Luật kinh doanh, luật học .

Đại học Thái Nguyên: Luật học, luật kinh tế, luật kinh doanh quốc tế.

Đại học Hàng Hải Việt Nam: Luật Hàng Hải.

Đại học Ngoại Thương: Chuyên ngành luật thương mại quốc tế.

Đại học Thương Mại: Luật kinh tế.

Đại học Kinh tế Quốc dân: Luật, luật kinh tế.

Đại học Kinh doanh công nghệ Hà Nội: Luật kinh tế

Đại học Hà Tĩnh: Luật học

Học viện phụ nữ Việt Nam: Luật học.

Học viện Ngoại giao Việt Nam: Luật quốc tế.

Danh sách các trường đào tạo ngành luật tại miền Trung

Đại học Vinh: Luật học, luật kinh tế.

Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa.

Đại học Quảng Bình: Luật kinh tế, luật hành chính – tư pháp.

Đại học luật – Đại học Huế: Luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế, luật quốc tế, luật hành chính.

Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng: Luật học, luật kinh tế, luật kinh doanh.

Đại học Duy Tân – Đà Nẵng: Luật kinh tế

Đại học Tài chính kế toán – Quảng Ngãi: Luật kinh tế.

Đại học Đà Lạt

Danh sách các trường đào tạo ngành luật tại miền Nam

Đại học Kinh tế – luật: Luật kinh doanh, luật thương mại quốc tế, luật dân sư, luật tài chính.

Đại học luật – Thành phố Hồ Chí Minh: Luật thương mại, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật quốc tế và quản trị luật.

Đại học Sài Gòn: Luật hành chính, luật thương mại, luật kinh doanh.

Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Luật kinh doanh.

Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh: Luật học.

Đại học Tôn Đức Thắng: Luật học.

Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh: Luật kinh tế.

Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh: Luật kinh doanh, luật thương mại quốc tế, luật tài chính ngân hàng.

Đại học kinh tế tài chính thành phố Hồ Chí Minh: Luật kinh tế, luật quốc tế, luật học.

Đại học Nguyễn Tất Thành thành phố Hồ Chí Minh: Luật kinh tế.

Đại học Bình Dương: Luật kinh tế.

Đại học Lạc Hồng – Đồng Nai: Luật kinh tế.

Đại học công nghệ miền đông Đồng Nai: Luật kinh tế.

Đại học Trà Vinh: Luật học.

Đại học An Giang: Luật kinh tế, luật hành chính, luật dân sự.

Đại học Cần Thơ: Luật hành chính, luật thương mại, luật tư pháp.

Đại học Long An: Luật kinh tế.

Đại học Thủ Dầu Một: Luật học.

Đại học Tin học – Ngoại ngữ thành phố Hồ Chí Minh: Luật kinh tế.

Trên là tổng hợp các trường luật ở Việt Nam mà phapluat.org gửi đến bạn đọc. Tiếp tục truy cập phapluat.org để có thêm nhiều thông tin pháp luật khác nhé!